Thoạt nghe cái tên có vẻ STEM nhằm đào tạo ra những thế hệ “giáo sư”, “nhà khoa học”, “chuyên gia”. Thật ra cũng không sai, nhưng chưa đủ.
Nếu khả năng của bé trong những lĩnh vực có xu hướng phát triển tốt, thì việc trở thành nhà khoa học có gì lại không tốt nhỉ?
Nhưng thật ra mục đích chính của hệ thống này có thể nói gọn là: “Thực tế hóa” những mớ kiến thức khô khan trong giáo trình của bé, hướng đến sát hơn với cái đích cuối cùng là khả năng hành động và giải quyết vấn đề thực thông qua áp dụng kiến thức.
Chứ không phải mục đích tạo ra thế hệ “máy móc” chạy đều đều từ đầu đến cuối không chút sáng tạo gì…
Giáo dục tích hợp STEM là phương thức giáo dục tích hợp tiếp cận liên môn và thông qua thực hành, ứng dụng lý thuyết đã học, đề cao việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho trẻ.
Trẻ sẽ được thực tế hóa các kiến thức lý thuyết thông qua các bài tập, tình huống, vấn đề thực tế yêu cầu kỹ năng tìm tòi, chọn lọc và thực thi để giải quyết khó khăn đặt ra,
qua đó giúp khắc sâu kiến thức khoa học thông qua hành động thực tiễn chứ không học thuộc lòng như phương thức giáo dục truyền thống.
Ngoài ra, không có một giới hạn cụ thể cho phương thức bé chọn để xử lý vấn đề đó.
Để vượt qua thử thách thì bé cần nắm được bản chất kiến thức mình được học để chọn lựa phương án tối ưu.
Và bất kỳ phương án sáng tạo nào đều được xem xét và đề cao, miễn là giải quyết tốt bài toán đặt ra.